Sự phát triển văn hóa Thời_kỳ_Sơ_triều_đại_của_Ai_Cập

Một chiếc đĩa được làm trong giai đoạn Sơ kỳ vương triều của Ai Cập. Nó miêu tả một người đàn ông ngồi trên một con thuyền sát cạnh một con hà mã và một con cá sấu
tȝwy 'Hai vùng đất'
bằng chữ tượng hình

Bài này nằm trong loại bài về
Lịch sử Ai Cập
Ai Cập thời tiền sửtrước–3100 TCN
Ai Cập cổ đại
Sơ triều đại3100–2686 TCN
Cổ Vương quốc2686–2181 TCN
Chuyển tiếp thứ Nhất2181–2055 TCN
Trung Vương quốc2055–1650 TCN
Chuyển tiếp thứ Hai1650–1550 TCN
Tân Vương quốc1550–1069 TCN
Chuyển tiếp thứ Ba1069–664 TCN
Hậu nguyên664–332 TCN
Thời cổ điển
Ai Cập thuộc Achaemenes525–332 TCN
Ai Cập thuộc Hy Lạp332–30 TCN
Ai Cập thuộc La Mã30 TCN–641
Ai Cập thuộc Sassanid619–629
Thời Trung Cổ
Ai Cập thuộc Ả Rập641–969
Ai Cập thuộc Fatima969–1171
Ai Cập thuộc Ayyub1171–1250
Mamluk Ai Cập1250–1517
Thời cận đại
Ai Cập thuộc Ottoman1517–1867
Pháp xâm lược1798–1801
Ai Cập dưới thời nhà Muhammad Ali1805–1882
Khedive của Ai Cập1867–1914
Ai Cập hiện đại
Anh xâm lược1882–1922
Hồi quốc Ai Cập1914–1922
Vương quốc Ai Cập1922–1953
Cộng hòa Ai Cập1953–hiện tại
Chủ đề Ai Cập
Các vương triều Ai Cập cổ đại
Tất cả các năm (cột phải ngoài cùng) đều là TCN

Đến khoảng năm 3600 TCN, xã hội thời đồ đá mới của Ai Cập dọc theo sông Nile đã có được những nền móng ban đầu cho nền văn hóa của họ nhờ vào quá trình trồng trọt và thuần dưỡng động vật.[2] Và chỉ một thời gian ngắn sau đó, xã hội Ai Cập đã bắt đầu phát triển và tiến bộ nhanh chóng theo hướng văn minh hơn.[3] Một loại đồ gốm mới và khác biệt, có mối quan hệ với đồ gốm ở miền Nam Levant, đã xuất hiện trong thời gian này. Đồng cũng đã được sử dụng rộng rãi và trở nên phổ biến trong thời gian này.[3] Phương pháp phơi khô gạch bùn của người Lưỡng Hà và những nguyên tắc thiết kế các công trình kiến ​​trúc- bao gồm việc sử dụng khung vòm và các hốc tường để tăng hiệu quả trang trí- đã trở nên phổ biến trong thời gian này.[3]

Song song với những tiến bộ văn hóa, đã diễn ra quá trình thống nhất xã hội và các thành thị ở Thượng Ai Cập. Đồng thời ở vùng đồng bằng sông Nile, hay Hạ Ai Cập, cũng đã diễn ra một quá trình thống nhất[3] Các cuộc chiến tranh giữa Thượng và Hạ Ai Cập đã xảy ra thường xuyên sau đó.[3] Dưới vương triều của mình ở Thượng Ai Cập, vua Narmer đã đánh bại kẻ thù của ông ở vùng châu thổ và thống nhất lại cả hai vương quốc của Thượng và Hạ Ai Cập dưới sự cai trị duy nhất của ông[4].Trên tấm bảng đá Namer, ông được miêu tả là đang đội vương miện kép, với hoa sen tượng trưng cho Thượng Ai Cập và cây cói sậy tượng trưng cho Hạ Ai Cập - một dấu hiệu của cho sự thống nhất quyền lực đối với tất cả các vùng đất của Ai Cập và được các vị vua sau này tuân theo. Trong thần thoại, sự thống nhất của Ai Cập được miêu tả bằng câu chuyện vị thần chim ưng, còn gọi là Horus được đồng nhất với Hạ Ai Cập, đã chinh phục và chiến thắng thần Set, người được đồng nhất với Thượng Ai Cập.[5] Vương quyền thiêng liêng này đã được thiết lập vững chắc như là nền tảng của nhà nước Ai Cập và sẽ tồn tại trong suốt ba thiên niên kỷ tiếp theo.[6]

Những nghi lễ mai táng dành cho người nông dân sẽ vẫn giống như trong giai đoạn Tiền triệu đại, nhưng những người giàu có đã đòi hỏi nhiều hơn. Do đó, người Ai Cập bắt đầu xây dựng các mastaba mà đã trở thành hình mẫu cho các công trình xây dựng vào thời Cổ vương quốc như kim tự tháp bậc thang. Sự phát triển của nông nghiệp và quá trình tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương đã góp phần vào sự thành công của vương quốc trong 800 năm tiếp theo.

Dường như Ai Cập đã trở thành một thực thể thống nhất về văn hóa và kinh tế trong một khoảng thời gian dài trước khi vị vua đầu tiên của nó lên ngôi tại Memphis thuộc Hạ Ai Cập. Điều này sẽ kéo dài trong nhiều thế kỷ. Thống nhất về mặt chính trị đã được tiến hành theo từng bước, có lẽ trong khoảng thời gian một thế kỷ hoặc có thể đến từ việc thiết lập nên mạng lưới giao thương giữa các vùng miền và chính quyền ngày càng có khả năng tổ chức lao động sản xuất trên quy mô lớn.

Cũng trong giai đoạn này, hệ thống chữ viết của người Ai Cập đã tiếp tục được phát triển. Ban đầu chữ viết của người Ai Cập được cấu tạo chủ yếu từ một vài biểu tượng biểu thị số lượng những vật khác nhau. Vào giai đoạn cuối Vương triều thứ 3, nó đã phát triển thành hơn 200 biểu tượng, ở cả ngữ âm và chữ tượng hình.[6]